Hoàn cảnh: Với mục đích đầu tư cho thế hệ tương lai, Doanh Nhân X là một doanh nhân Việt trẻ, đang...
Case 19: Sử dụng công ty Holding để tái đầu tư, tránh sự khó khăn của quá trình mở TK cá nhân ở nước ngoài
Hoàn cảnh:
Cổ đông A là chủ sở hữu của Doanh Nghiệp X chuyên cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng cho các nhà mạng viễn thông di động (mobile network operator) tại Việt Nam. Dưới sự tư vấn của VietCham, Doanh Nghiệp X đã thành lập Công Ty Offshore Y tại Singapore để đấu thầu, cung cấp dịch vụ cho các nhà mạng và kết quả kinh doanh tăng trưởng ấn tượng, Công Ty Offshore Y nhanh chóng đạt mức doanh thu bảy chữ số ngay trong năm tài chính đầu tiên và tiến hành chia lợi nhuận cho cổ đông A sau khi hoàn thành xong nghĩa vụ thuế tại Singapore.
Vấn đề:
Mặc dù từ đầu năm 1994 giữa hai nước đã ký hiệp định về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa trốn lậu thuế đối với thuế đánh vào thu nhập. Tuy nhiên theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam (Luật Đầu tư 2020; nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn luật đầu tư; thông tư 03/2021/TT-BKHĐT), khi thực hiện hoạt động thành lập công ty tại nước ngoài thì nhà đầu tư sẽ cần phải xin cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Căn cứ theo khoản 4, điều 15, nghị định 50/2016/NĐ-CP, khi chuyển lợi nhuận từ Singapore về Việt Nam cổ đông A có thể sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 VNĐ đến 60.000.000 VNĐ đối với hành vi đầu tư ra nước ngoài khi chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận (chưa có giấy chứng nhận đầu tư).
Với mục đích tái đầu tư cho thế hệ tương lai, nhu cầu dùng cổ tức thu được từ công ty Offshore Y để đầu tư, tích lũy mua tài sản tại nước ngoài là hết sức cấp thiết đối với cổ đông A. Thế nhưng đối với người có quốc tịch Việt Nam như cổ đông A việc mở tài khoản cá nhân ở các ngân hàng nước ngoài là rất khó khăn do các điều kiện, yêu cầu ban đầu của phía ngân hàng đặt ra rất cao. Ví dụ: tại Singapore, số dư tối thiểu (minimum balance) yêu cầu phải duy trì của ngân hàng Standard Chartered là 200.000 SGD (hai trăm ngàn Đô la Singapore), còn đối với ngân hàng Citibank là 200.000 USD (hai trăm ngàn Đô la Mỹ).
Giải pháp:
Để giải quyết vấn đề bất cập hiện tại, tận dụng ưu điểm không đánh thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn (cổ tức) và chuyển nhượng cổ phần/ phần vốn góp (capital gains tax) của Singapore. VietCham đã tư vấn cho cổ đông A thành lập tiếp Công Ty Offshore Z tại Singapore dưới dạng công ty Holding một chủ sở hữu. Các ưu điểm của mô hình công ty Holding là: che giấu danh tính nhà đầu tư, tối ưu hóa chi phí doanh nghiệp, cho phép chủ nhân có thể chuyển nhượng tài sản của mình cho các thành viên kế thừa trong gia đình hoặc bạn bè. Sau đó cổ đông A tiến hành chuyển nhượng toàn bộ cổ phần cá nhân trong công ty Offshore Y sang Công Ty Offshore Z để nhận cổ tức (dividend) hàng năm, sử dụng tài khoản NH doanh nghiệp của Công Ty Offshore Z làm tài khoản cá nhân cho chính cổ đông A.
Mọi chi trả đều được hạch toán dưới dạng chi phí của Công Ty Offshore Z. Nếu công ty Offshore Z không có doanh thu thì cuối năm tài chính tiến hành khai báo tạm ngừng kinh doanh (dormant). Với các quy định pháp lý thông thoáng, thuận lợi về ngoại hối và đầu tư của Singapore, công ty Offshore Z có thể đầu tư mua tài sản ở nước ngoài một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Bài học: việc thành lập công ty Holding một chủ sở hữu tại Singapore là lời giải cho bài toán tái đầu tư cho thế hệ tương lai của doanh nhân Việt
Đặt câu hỏi